Website www.diaocanhung.vn
Huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ trên cơ sở 7 xã còn lại của huyện Bến Cát cũ nhằm giải tỏa áp lực về khu công nghiệp và dân cư cho các đơn vị hành chính trung tâm như thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát. Khi mới thành lập, huyện có dân số 82.024 người.
Ngày 11/7/2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 535/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị trấn Lai Uyên (thị trấn huyện lỵ của huyện Bàu Bàng) trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Lai Uyên.
Huyện Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, cách trung tâm tỉnh lỵ 30km, cách TP.HCM 60km, cách cảng sông Đồng Nai 40-50km. Huyện có vị trí địa lý như sau:
Huyện có diện tích 340,02km2, dân số 105.371 người (năm 2021), mật độ dân số đạt 310 người/km2.
Huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Lai Uyên (huyện lỵ) và 6 xã Trừ Văn Thố, Tân Hưng, Long Nguyên, Lai Hưng, Hưng Hòa, Cây Trường II.
Bản đồ hành chính huyện Bàu Bàng Bình Dương.
Huyện có địa hình bằng phẳng, nền đất cứng, nguồn nước dồi dào tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật cao. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa trong năm là mùa khô và mùa mưa, nhiệt độ từ 18-38 độ C, thời tiết thuận lợi, ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Bàu Bàng nói riêng, đường bộ vẫn là phương thức chủ lực trong vận chuyển hàng hóa, đi lại. Bàu Bàng sở hữu hệ thống giao thông thuận tiện với 529,4km đường bộ.
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có đầy đủ các cấp đường từ quốc lộ đến tỉnh lộ, huyện lộ.
Đường bộ
Đường quốc gia: Bao gồm quốc lộ 13 và đường Hồ Chí Minh.
Đường tỉnh: Bao gồm các tuyến đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng, ĐT.741B, ĐT.745A, ĐT.745C, ĐT.749C, ĐT.750. Hệ thống đường tỉnh đi qua địa bàn đã và đang được nâng cấp đầu tư mở rộng theo lộ giới quy hoạch, có vai trò giảm tải cho quốc lộ 13, đồng thời kết nối với các huyện khác trong tỉnh, giữa khu công nghiệp Bàu Bàng với các khu công nghiệp khác trong tỉnh, kết nối đến các điểm nhà ga, bến cảng, thúc đẩy lưu thông, trao đổi hàng hóa.
Đường huyện: Đường huyện có 13 tuyến với chiều dài 80,47km, tỷ lệ bê tông hóa, nhựa hóa đạt 100%, chất lượng mặt đường từ trung bình đến tốt. Bên cạnh đó còn có các tuyến đường nằm trong khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng do Becamex đầu tư đã được xây dựng với hệ thống hạ tầng hoàn thiện.
Đường giao thông nông thôn của các xã có tổng cộng 617 tuyến với chiều dài 448,93km, đến nay đã được nhựa hóa và bê tông hóa 151,6km, đạt 33,8%.
Huyện đang lên kế hoạch mở các tuyến giao thông mới: đường Đông Tây 1, đường Bắc Nam 1, đường Tây quốc lộ 13, đồng thời nâng cấp, mở rộng các tuyến đường: ĐT.741B, ĐT.745A, ĐT.745C, ĐT.749A, ĐT.749C, ĐT.750, đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng (đã thông xe), đường Vành đai 5.
Giao thông thủy
Trên địa bàn huyện Bàu Bàng có sông Thị Tính, đoạn qua huyện dài 17km. Tuy nhiên, lòng sông cạn nên chức năng giao thông thủy khá hạn chế, chủ yếu để cung cấp nước tưới cho các khu vực nông nghiệp và thoát nước cho các khu công nghiệp, khu dân cư trong lưu vực.
Bến xe khách
Tổng phương tiện đăng ký khai thác tại bến gồm 43 phương tiện, hoạt động trên 23 tuyến, trong đó có 22 tuyến cố định với 38 đầu xe và 1 tuyến buýt với 5 đầu xe.
Đường sắt đô thị
Theo quyết định số 3247/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Dương, trên địa bàn huyện Bàu Bàng sẽ có 2 tuyến đường sắt đô thị chạy qua là: Tuyến số 3 (Tuyến TP. Mới – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên) và tuyến số 7 (Mỹ Phước – Dầu Tiếng).
Nhờ hạ tầng giao thông thuận lợi mà thời gian di chuyển từ Bàu Bàng về TP.HCM chỉ khoảng 40-50 phút, khoảng cách không quá xa cũng không quá gần, rất lý tưởng cho việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung. Trong tương lai, các tuyến cao tốc đã được phê duyệt đi vào hoạt động, việc di chuyển còn thuận tiện hơn nữa.
Trên địa bàn huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương có 9 chợ, trong đó 1 chợ Bàu Bàng nằm trong khu công nghiệp – đô thị, 1 chợ tạm tại ấp 4 xã Trừ Văn Thố và 7 chợ tạm theo hình thức xã hội hóa theo chuẩn nông thôn.
Toàn huyện có 28 trường công lập, trong đó có 1 trường trung học phổ thông, 6 trường trung học cơ sở, 11 trường tiểu học, 10 trường mầm non công lập. Ngoài ra còn có 5 trường mầm non ngoài công lập.
Mầm non |
Mầm non Họa Mi, mầm non Hoa Hồng, mầm non Hoa Mai, mầm non Lai Uyên, mầm non Tân Hưng, mầm non Hưng Hòa, mầm non Lai Hưng, mầm non Cây Trường, mầm non Ánh Dương, mầm non Long Nguyên, mầm non Hoàng Anh, mầm non Tuổi Tiên, mầm non Trúc Xanh, mầm non Ban Mai Xanh, mầm non kết hợp tiểu học Lương Thế Vinh. |
Tiểu học |
TH Long Bình, TH Long Nguyên, TH Lai Hưng A, TH Lai Hưng B, TH Lai Uyên A, TH Lai Uyên B, TH Bàu Bàng, TH Trừ Văn Thố, TH Cây Trường, TH Tân Hưng, TH Hưng Hòa |
Trung học cơ sở |
THCS Lai Uyên, THCS Trừ Văn Thố, THCS Cây Trường, THCS Quang Trung, THCS Lai Hưng, THCS Long Bình |
Trung học phổ thông |
THPT Bàu Bàng |
Hầu hết các trường đều được xây dựng hiện đại, trang thiết bị dạy và học đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.
Huyện Bàu Bàng chưa có bệnh viện, chỉ có 1 trung tâm y tế đang được nâng cấp lên quy mô 100 giường bệnh. Tất cả 7/7 xã có trạm y tế đạt chuẩn và có bác sĩ khám chữa bệnh.
Huyện Bàu Bàng có 4 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng:
Huyện còn chuẩn bị được bổ sung khu công nghiệp khoa học công nghệ cao 900 ha. Đây sẽ là bước đột phá trong sản xuất công nghiệp, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tạo tiền đề cho sản xuất công nghệ cao. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành cộng đồng trí thức, chuyên gia về làm việc, sinh sống.
Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng.
Trong Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng có 7 khu dân cư với diện tích 1.160 ha. Bên cạnh đó, còn có 25 dự án khu nhà ở với tổng diện tích 451,29 ha. Huyện đã và đang thực hiện xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên diện tích 932.792m2 với hơn 31.000 phòng đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 93.240 người.
Có thể thấy, huyện Bàu Bàng nằm ở ví trị gần như chính giữa và sát trung tâm của tỉnh Bình Dương, vì thế mà liên kết vùng đến các khu vực khác đều rất thuận tiện. Huyện cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 35km về phía Bắc, cách TP.HCM khoảng 70km theo hướng quốc lộ 13, cách huyện Chơn Thành của tỉnh Bình Phước khoảng 15km. Trong vòng bán kính 80m với khoảng trên dưới 2 giờ di chuyển là có thể kết nối đến các khu vực cần thiết cho phát triển kinh tế. Với trục giao thông hiện có, việc di chuyển từ Bàu Bàng đi Tây Nguyên, Đồng Nai, TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất thuận lợi.
Đặc biệt, cả phía Bắc, phía Đông và phía Nam đều giáp với các thủ phủ công nghiệp tạo tiềm năng lớn cho thị trường bất động sản công nghiệp phát triển. Minh chứng là huyện liên tục thu hút vốn đầu tư trong nước và từ các quốc gia lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore với 616 dự án, trong đó có 519 dự án với tổng mức đầu từ 25.043 tỷ đồng, 97 dự án đầu tư ở nước ngoài với tổng số vốn 2.437 tỷ USD. Chính điều này đã thu hút đông đảo lao động dồn về huyện sinh sống về làm việc, kéo theo các khu đô thị vệ tinh, các dự án đất nền, nhà phố xung quanh khu vực chắc chắn cũng sẽ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của cư dân, các chuyên gia, quản lý cấp cao và công nhân làm việc tại khu công nghiệp. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng, tổng diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 lên tới 6,796,80 ha, tăng 5.704,38 ha so với hiện trạng năm 2020. Các khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản nơi đây phát triển.
Về định hướng, Bàu Bàng được quy hoạch hướng đến thành trung tâm đô thị - công nghiệp kỹ thuật cao vào năm 2025, chú trọng phát triển dịch vụ logistics. Một lý do nữa khiến bất động sản Bàu Bàng hấp dẫn các nhà đầu tư đó là thị trường nơi đây còn mới mẻ, giá bất động sản mềm, quỹ đất rộng, phù hợp để phát triển các dòng sản phẩm khác nhau, từ nhà phố, biệt thự, khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng mà tại trung tâm thành phố khó thực hiện. Qua đó có thể thấy thị trường bất động sản Bàu Bàng đang sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường nhà đất Bàu Bàng có nhiều biến chuyển rõ rệt, cả về giá cả và sức cầu. Hạ tầng tốt khiến giá bất động sản Bàu Bàng tăng trung bình 12-15%/năm trong vài năm trở lại đây, giá đất giữ ở mức trên dưới 13 triệu đồng/m2 nhưng chưa vượt qua mức 18 triệu/m2. Với các nhà đầu tư quan tâm thị trường bất động sản Bàu Bàng, nguyên tắc cần nắm rõ là luôn kiểm tra điều kiện pháp lý của dự án, nghiên cứu rõ các yếu tố quan trọng liên quan đến dự án, từ vị trí, cơ sở hạ tầng, tiện ích xung quanh, tính thanh khoản của bất động sản, uy tín chủ đầu tư. Theo một số chuyên gia, nên chọn bất động sản nằm ở trung tâm huyện Bàu Bàng vì đó những bất động sản đó có tính thanh khoản cao nhất, cho phép các nhà đầu tư xoay trở dễ dàng khi thị trường bất động sản đổi chiều. Ngoài ra, khi đầu tư bất động sản Bầu Bàng, nên tìm kiếm khoản đầu tư dài hạn từ 2 năm trở lên thay vì các khoản đầu tư từ 3-6 tháng. Cuối cùng, không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn dịch bệnh dang diễn ra, nếu dùng thì không quá 30% đòn bẩy.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!
Hôm nay, ngày 12/4, tại Hà Nội, Hội Môi giới Bất động...
Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 được...
(TBTCO) - Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động...
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đã vượt...
Từ nửa cuối năm 2023, thị trường bất động sản đã có...
Theo nghiên cứu của DXS – FERI mới đây cho thấy, tỷ lệ...
Kênh đầu tư đất nền dự báo có thể sẽ khởi sắc hơn...
Thời điểm cuối năm âm lịch, lãi suất mua nhà hạ nhiệt...
(ANTV) - Năm 2023, dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục...
Tín hiệu phục hồi đang ngày càng rõ nét với thị trường...